Giỏ hàng

10 CÁCH CẢI THIỆN BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN (CHI DƯỚI)

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh ngày càng phổ biến và có tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta hiện nay. Các trường hợp nặng gây lỡ loét hoại tử làm bệnh nhân rất đau đớn và không thể đi đứng được. vì vậy, ngoài việc phát hiện sớm và điều trị bằng các loại thuốc đặc trị suy giãn tĩnh mạch chân hay can thiệp bởi các phương pháp điều trị xâm lấn khác. Chúng ta cũng cần thiết thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn và đặc biệt là tĩnh mạch của bạn, cùng với lưu thông máu trong tĩnh mạch. Sau đây là một số cách cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch mà bạn có thể làm ngay:

  1. Giảm cân và chế độ ăn ít calo

Các chuyên gia mạch máu khuyến cáo việc giảm cân đã chứng minh là công cụ quan trọng trong việc ngăn ngừa, điều trị và chữa lành bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng như ngăn ngừa các tình trạng nghiệm trọng khác.

Chuẩn bị các bữa ăn cân bằng nhưng đủ dinh dưỡng, tốt cho cuộc sống, có tác dụng chống viêm là rất tốt đối với sức khỏe tĩnh mạch. Chế độ ăn ít calo hơn được cho là kéo dài sức sống của tĩnh mạch, giữ cho chúng không bị phình to và gây đau cho bạn.

  1. Tập thể dục

Tập thể dục nhẹ nhàng là cần thiết, không chỉ để giữ cho mức độ viêm ở mức tối thiểu, mà còn giúp làm săn chắc các cơ chân, hỗ trợ đẩy máu từ tĩnh mạch chân về tim, giúp kiểm soát lượng máu được bơm vào các mạch máu, giảm chất béo và cải thiện chất lượng cuộc sống ở những người bị suy giãn tĩnh mạch.

Nhưng cần chú ý tránh không được tập thể dục quá mức vì điều này có thể thúc đẩu tình trạng viêm thêm ở các vùng tĩnh mạch bị giãn. Đặc biệt những bài tập có ảnh hưởng đến sức chịu đựng của chân. Chỉ cần tập nhẹ nhàng, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến khó, cần tránh các hoạt động thể chất có cường độ nặng như: chạy bộ, nâng tạ, chơi bóng đá, tennis, cầu lông, bóng chuyền, bóng rỗ…

  1. Giảm căng thẳng (stress)

Khi cơ thể bị stress sẽ tăng sinh một số nội tiết tố làm sung huyết, phù nề ở các tĩnh mạch. Stress gây ăn uống kém và căng thẳng cảm xúc có thể đặt ảnh hưởng nặng nề lên tuyến thượng thận, dẫn đến bệnh tĩnh mạch nặng hơn.

  1. Bỏ hút thuốc

Hút thuốc lá độc hại cho mỗi tế bào trong mọi bộ phận của cơ thể. Hút thuốc thúc đẩy mọi dạng suy giãn tĩnh mạch. Nicotin trong thuốc lá làm cứng các mạch máu trong tất cả các bộ phận của cơ thể, tạo ra tình trạng viêm, gây tổn thương tế bào, tăng huyết áp và làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường. Bỏ hút thuốc lá là một bước tiến lớn trong việc cải thiện sức khỏe tĩnh mạch của bạn.

  1. Các tư thế cần tránh

Có những thay đổi thói quen giúp giảm đau và trì hoãn, thậm chí ngăn các suy giãn tĩnh mạch khác hình thành:

  • Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài hoặc đi lại liên tục mà không nghĩ ngơi. Việc này tạo áp lực lên đôi chân và đặc biệt các tĩnh mạch ở lòng bàn chân (do trọng lượng cơ thể, trọng lực…). Khi ngồi cố gắng tránh tư thế bắt chéo chân.
  • Hạn chế sử dụng kem chống nắng và phơi nắng: Kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da nhưng ánh nắng mặt trời gây sức nóng làm giãn tĩnh mạch thêm. Bệnh nhân giãn tĩnh mạch cũng cần lưu ý: không tắm hoặc ngâm mình trong nước nóng lâu, không xoa dầu nóng, cũng như không chườm nóng chân.
  • Tránh ăn nhiều muối giúp giảm thiểu sự phình to trong tĩnh mạch.
  1. Nâng cao chân

Nâng cao chân của bạn bất cứ khi nào có thể sẽ thúc đẩy máu lưu thông qua các tĩnh mạch chân về tim tốt hơn. Giúp giảm một số triệu chứng khó chịu, sưng và các triệu chứng khác liên quan đến tĩnh mạch.

Lý tưởng là phải nâng chân trên khớp hông. Nằm kê cao chân hơn người được xem là vị trí tốt nhất vì nó giúp chân bạn cao hơn hay bằng trái tim.

  1. Vớ áp lực

Vớ dùng áp lực ép vào chân có thể làm chậm diễn tiến của suy giãn tĩnh mạch chân. Vớ  áp lực cũng làm giảm đau, giảm sưng, làm các tĩnh mạch nhanh lành bệnh hơn khi dùng kèm với thuốc trị suy giãn tĩnh mạch.

  1. Tiêu hóa tốt và uống vừa đủ nước

Nên ăn thức ăn phù hợp, giàu chất xơ, uống đủ nước và chất lỏng để nhu động ruột đều đặn. Tiêu hóa và bài tiết tốt làm giảm áp lực trong ổ bụng, từ đó giảm áp lực tích tụ trong tĩnh mạch của đôi chân.

Nên uống nước vừa đủ, không cần uống dư lượng nước trong người quá nhiều vì dễ gây lạnh cơ thể, làm chân dễ bị ư nước sưn phù hơn. Chỉ uống nước khi khát nước. không uống khi không khát nước.

  1. Quần áo rộng phù hợp

Quần áo bó sát có thể tăng áp lực ở chân thông qua sự co thắt các tĩnh mạch chân và vùng bụng. Bạn không cần quần áo rộng thùng thình, mà chỉ cần  thoải mái khi đi bộ và ngồi.

  1. Chọn giày dép thích hợp

Nên có đôi giày thoải mái và thích hợp trong hầu hết thời gian, không nên mang giày cao gót. Hàng ngày nên đi giày gót thấp để giúp lưu thông máu tốt hơn. Ngay cả khi tĩnh mạch của bạn đang phình ra ở bên trên bàn chân, mang giày dép thích hợp sẽ giúp cảo thiện triệu chứng nhiều hơn

 

Phỏng theo “Chặn Đứng Suy Giản Tĩnh Mạch” TS-BS Mỹ Hạnh

REGULEGS - DƯỢC THẢO TOÀN CHÂN CHAI SỐ 5

ĐÔNG Y BÀO CHẾ TẠI MỸ

ĐẶC TRỊ:

Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân

Suy Nhược Thần Kinh Chân

Đau Chân Vì Thần Kinh Ngoại Biên

Đau Chân Vì Bệnh Tiểu Đường

Đau Chân Như Kim Châm – Kiến Bò

Đau Nhức Chân về Đêm

Phù Chân, Nặng Chân – Vọp Bẻ

Facebook Youtube Zalo Top